Triệu chứng đau lòng bàn chân là triệu chứng thường thấy ở những đối tượng phải đứng trong thời gian dài, di chuyển quá nhiều khiến chân bị đau nhức. Bên cạnh đó, những cơn đau lòng bàn chân cũng có thể là triệu chứng bệnh của nhiều căn bệnh nghiêm trọng.
Bị đau lòng bàn chân, cách massage bấm huyệt giảm đau
Có rất nhiều phương pháp giúp giảm đau lòng bàn chân, trong đó phương pháp giảm đau bằng massage bấm huyệt là một phương pháp rất phổ biến, được nhiều người yêu thích và tin dùng.
Dưới lòng bàn chân tồn tại rất nhiều huyệt đạo, mỗi vị trí huyệt đạo lại mang lại tác dụng chăm sóc cơ thể khác nhau. Vì vậy, khi cảm thấy lòng bàn chân bị đau nhức, ta có thể thực hiện bấm huyệt ở lòng bàn chân, không chỉ giúp giảm đau nhức mà còn có những tác dụng không ngờ đến sức khỏe toàn cơ thể.
Những động tác bấm huyệt lên từng vị trí huyệt đão sẽ kích thích những dây thần kinh và mạch máu dưới da, giúp tăng khả năng máu lưu thông, khai thông kinh mạch, làm mềm cơ, giảm khô khớp, loại bỏ các ứ đọng trong cơ thể. Đặc biệt những động tác bấm huyệt này còn có thể giúp tăng tuần hoàn đến cơ, giúp cơ và xương được nuoi dưỡng tốt, tăng tính đàn hồi, giảm đau đớn và khả năng gặp chấn thương bàn chân.
Ta thực hiện bấm huyệt theo phương pháp như sau. Đầu tiên, dùng bàn tay má sát và xoa tròn khắp lòng bàn chân, đặc biệt ở những vị trí bị đau. Tiếp theo ta ngồi thẳng lưng, dùng lòng bàn tay miết từ vị trí lõm ở dưới bàn chân đến hết gót chân, sau đó dùng 3 ngón tay giữa xoa bóp phần gót chân. Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ 3 phút, sau đó xoay theo chiều ngược lại. Thực hiện tương tự cả hai chân.
Vị trí huyệt đầu tiên là huyệt A thị. Huyệt này không có vị trí cụ thể, ta cảm nhận điểm đau nhất chính là vị trí huyệt. Đặt ngón tay cái lên vị trí đau nhất, day theo chiều kim đồng hồ theo lực từ nhẹ đến mạnh dần khoảng 3 phút. Sau đó thực hiện day bấm với lực vừa phải trong khoảng 1 phút là được.
Nếu phần cẳng chân và gót chân có triệu chứng sưng phù, đau nhức, ta có thể thực hiện bấm huyệt Tam âm giao. Để xác định vị trí huyệt, ta dùng bàn tay ôm lấy cổ chân, 4 ngón tay ôm lấy mắt cá chân trong, ngón tay út để ở cạnh mắt cá chân, điểm cạnh ngón tay trỏ là vị trí huyệt. Huyệt này còn có tác dụng giúp giảm suy nhược thần kinh, bí tiểu, tiểu dắt, viêm tinh hoàn, rối loạn kinh nguyệt,…. Day bấm lên vị trí huyệt trong khoảng từ 2 – 3 phút với lực vừa phải là được.
Huyệt Thái bạch được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như gút, viêm khớp ngón chân cái, giúp giảm sưng đau. Bên cạnh đó huyệt này còn có tác dụng như trị đau dạ dày, giảm chướng bụng, nôn mửa, táo bón,…. Huyệt này nằm ở điểm lõm của mép trong bàn chân. Sau khi xác định vị trí huyệt, ta dùng ngón tay cái ấn giữ lên huyệt trong khoảng 2 phút là được.
Nếu người bệnh thường xuyên bị đau nhức ở các ngón chân, đau chân do viêm dịch hoàn, ta có thể thực hiện bấm huyệt Đại đôn. Thực hiện bấm huyệt trong khoảng 2 phút với lực vừa phải là được. Huyệt này nằm ở vị trí góc dưới phía trong gần ngón chân trỏ của móng chân cái.