Tình trạng đau thắt lưng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những cơn đau lưng dưới có thể là biểu hiện của tình trạng chấn thương, các bệnh về xương khớp hoặc do ngồi sai tư thế trong thời gian dài.
Đau lưng dưới gần mông: Nguyên nhân và cách xử lý
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng đau thắt lưng dưới, trong đó có khả năng tình trạng đau nhức này là biểu hiện của căn bệnh thoái hóa cột sống. Tình trạng thoái hóa cột sống là khi xương cột sống già đi dẫn đến mất chức năng và cấu trúc xương, thường xảy ra phần khớp xương và đĩa đệm, gây đau nhức nghiêm trọng.
Thông thường, ta chỉ biết đến bong gân ở bàn chân, bàn tay nhưng thực tế phần xương cột sống cũng có thể xảy ra bong gân. Tình trạng bong gân thường xảy ra do cơ thể bị tác động quá mạnh mẽ từ bên ngoài dẫn đến trật khớp, căng rách dây chằng, hay nặng hơn là bị gãy xương. Khi ta thực hiện những hoạt động quá sức như nâng vật nặng, hoạt động mạnh thì có thể dẫn đến bong gân.
Căn bệnh thoái hóa đĩa đệm là một bệnh lý về lưng thường gặp. Khi các đĩa đệm bị thoái hóa, chúng sẽ di chuyển ra khỏi cấu trúc xương ban đầu gây ảnh hưởng đến dây chằng, khớp xương và bề mặt cột sống, từ đó phát sinh ra những cơn đau nhức thắt lưng trầm trọng. Khi các đĩa đệm bị chèn ép, lâu dần có thể gây phình và vỡ đĩa đệm, gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
Người bệnh mắc bệnh lý rễ dây thần kinh, chèn ép dây thần kinh tọa là khi dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tổn thương các dây thần kinh nằm gần cột sống. Những áp lực này có thể đem đến cơn đau lan ra các bộ phận xung quanh trên cơ thể theo hướng đi của dây thần kinh.
Bên cạnh đó, những chấn thương đến từ môi trường bên ngoài, tai nạn hoặc người bệnh lao động quá sức chịu đừng của cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến các cơ, gân và dây chằng, tạo ra những chèn ép lên cột sống và đĩa đệm. Ngoài ra, những cơn đau thắt lưng cũng có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Thông thường, người bị đau lưng dưới thường là những người trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, phụ nữ có thai do kích thước của thai nhi tạo áp lực lên cột sống, người bị bệnh béo phì. Những người có tính chất công việc không được vận động, vận động mạnh quá sức cũng có thể dẫn tới đau lưng.
Để điều trị đau lưng, ta có thể tự thực hiện chăm sóc tại nhà bằng các hoạt động tập luyện đơn giản, hoặc chườm đá lạnh vào phần lưng dưới bị đau. Nên thực hiện tự điều trị trong vòng 72 giờ đầu sau cơn đau, sau đó ta có thể thực hiện chườm nhiệt nóng.
Thực hiện massage cũng có thể giúp giảm đau nhức lưng rất tốt. Bạn có thể tới các trung tâm trị liệu, sử dụng ghế massage tại nhà. Nếu sau 72 giờ mà cơn đau không giảm, thậm chí là tăng thêm, người bệnh nên đến các bệnh viện để được khám chữa chi tiết.
Đối với những trường hợp bị đau nhức nghiêm trọng, ta cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ, sử dụng các loại thuốc giảm đau, giảm sưng, giãn cơ theo chỉ định. Nếu nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sẽ phải áp dụng phương pháp phẫu thuật.