Thoát vị đĩa đệm là chứng bệnh mà hiện nay nhiều người gặp phải. Đó là tình trạng mà đĩa đệm cột sống tổn thương từ đó nhân nhầy thoát ra ngoài, gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống. Điều này khiến cho người bệnh phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ liên tục. Dưới đây sẽ là một số bài tập giúp cải thiện tình trạng bệnh:
Một số bài tập giúp cải thiện bệnh thoát vị đĩa đệm
Ôm 1 gối: đầu tiên nằm ngửa trên mặt phản cứng và hai chân song song với nhau. Thực hiện co 1 chân lên sao cho phần đầu gối được ép sát vào bụng. Lấy hai tay ôm lấy đầu gối và kéo sát về bụng chân còn lại vẫn trong tư thế thẳng nguyên. Giữ tư thế này trong khoảng vài giây rồi đôi bên. Thực hiên liên tục như thế trong khoảng 10-15 lần.
Ôm gối nghỉ ngơi: tư thế chuẩn bị thực hiện tương tự như tư thế của bài tập ôm 1 gối. Thực hiện co hai chân lên và sử dụng hai tay để kéo sát phần hai đầu gối về bụng. Giữ ở tư thế này khoảng vài nhịp sau, thực hiện như vậy trong khoảng 10-15 lần.
Cầu nhỏ: tư thế chuẩn bị tương tự hai bài tập trên. Đầu tiên gập gối hai chân lên, bàn chân vẫn chống lên sàn và thực hiện nâng mông cao khỏi mặt đất. Giữ tư thế trong khoảng 10 giây và thả lỏng. Thực hiện như thế khoảng 10-15 lần.
Đạp xe: tư thế chuẩn bị tương tự những bài tập trên. Thực hiện gập hai gối lại và đạp trên không giống như tư thế đạp xe. Thực hiện cho đến khi nào mỏi thì dừng lại.
Con mèo: chống hai tay xuống mặt phẳng cứng và quỳ gối xuống để tạo ra điểm tựa. Thực hiện cong lưng hết sức và gồng mình lên, giữ tư thế đó trong khoảng 10 giây rồi hạ lưng từ từ xuống. Thực hiện như vậy khoảng 10-15 lần.
Em bé: Thực hiện tư thế quỳ gối và chống hai tay xuống mặt phẳng cứng để tạo thành 4 điểm. Hạ mông từ từ cho đến khi nào chạm đến gót chân thì cố gắng hết sức để bò về phía trước. Thực hiện cho đến khi nào mỏi thì thả lỏng và liên tục như vậy 10-15 lần.
Bird dog: thực hiện tư thế quỳ và chống hai tay xuống mặt phảng cứng nhưng cột sống vần phải được giữ thẳng. Đưa cánh tay phải ra phía trước đồng thời đẩy chân trái ra phía sau sao cho cánh tay, cổ, lưng tạo thành một đường thẳng. Sau đó trở về tư thế ban đầu, đầu gối tuy có thể chạm sàn nhưng đừng để thời gian quá lâu. Sau đó đổi bên và thực hiện 10-15 lần.
Rắn hổ mang: thực hiện tư thế nằm sấp, hai bàn tay đặt úp xuống sàn và ngang với ngực, chân rộng bằng vai. Hít một hơi thật sâu và từ từ nâng người lên đồng thời ngẩng đầu ra sau. Giữ yên ở tư thế này trong khoảng vài giây rồi từ từ hạ người xuống và thở ra. Thực hiện như vậy khoảng 3-5 lần.
Trên đây là những chia sẻ về các bài tập cho người bị thoát vị đĩa đệm. Hi vọng bạn đọc đã bỏ túi thêm được cho mình một vài kiến thức cần thiết để giúp ích cho sức khỏe của bản thân cũng như là của gia đình.